Ngày nay, hoạt động kinh doanh vận tải đang phát triển mạnh mẽ với nhiều phương pháp và loại xe khác nhau. Để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, nhà nước đã phân loại các phương tiện xe thành hai nhóm: xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải. Khi sử dụng các phương tiện xe cho mục đích kinh doanh vận tải, việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là cần thiết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người kinh doanh.
Chi tiết hơn thì xe kinh doanh vận tải là gì? Để có thể đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng xe vận tải kinh doanh hay không? Để trả lời các câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Top Moving nhé.
1. Xe kinh doanh vận tải là gì?
Xe kinh doanh vận tải là các phương tiện đặc biệt được sử dụng để vận chuyển hàng hóa hoặc người theo mục đích kinh doanh. Có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa, dịch vụ vận tải, hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp này bao gồm việc kinh doanh vận tải để thu tiền trực tiếp hoặc thu tiền một cách gián tiếp.
- Kinh doanh vận tải để thu tiền trực tiếp: Là hoạt động sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa hoặc chở người, trong đó người kinh doanh thu tiền trực tiếp từ khách hàng.
- Kinh doanh thu tiền không trực tiếp: Là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó người kinh doanh thực hiện cả công đoạn vận tải và một công đoạn khác trong quá trình sản xuất, tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm và thu phí không phụ thuộc vào doanh thu từ những dịch vụ, sản phẩm đó.
Còn xe không kinh doanh vận tải là những xe không thuộc trường hợp trên, không được sử dụng với mục đích tạo lợi nhuận trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Đối với những loại xe hoạt động kinh doanh vận tải cần phải đảm bảo việc đăng ký và gắn phù hiệu trên xe. Giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu đó chính là căn cứ để xác định quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của chủ phương tiện.
2. Những quy định khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, xe tải
Để có thể biết và hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh xe vận tải cũng như các hình thức kinh doanh mời các bạn cùng theo dõi thêm bài viết dưới đây.
2.1 Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần tuân thủ các quy định sau:
- Đối với các đơn vị và doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu phải có ít nhất 10 xe trở lên.
- Các đơn vị và doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố khác cần có ít nhất 5 xe trở lên.
- Các đơn vị và doanh nghiệp có trụ sở tại các huyện nghèo cần có ít nhất 3 xe trở lên.
- Khi đăng ký xe kinh doanh vận tải, các đơn vị và doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức, thông tin của người điều hành, trình độ chuyên môn, phương án tổ chức và quản lý, cũng như thiết bị giám sát và theo dõi lắp đặt.
- Các đơn vị cần phải nêu rõ hình thức kinh doanh vận tải, phạm vi hoạt động, chế độ sửa chữa và bảo dưỡng, cũng như địa điểm đỗ xe.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải có quyền sở hữu hợp pháp, theo đúng hợp đồng thuê phương tiện giữa đơn vị kinh doanh và cá nhân, tuân thủ quy định của pháp luật.
- Trước ngày 01/07/2021, các xe ô tô kinh doanh vận tải có đầu kéo hoặc xe container phải lắp đặt camera để thuận tiện lưu trữ hình ảnh trong quá trình tham gia giao thông.
2.2 Thủ tục xin cấp phép xe kinh doanh vận tải
Để được kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị hoặc doanh nghiệp cần phải tiến hành chuẩn bị giấy tờ và thủ tục sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
- Giấy quyết định bổ nhiệm trưởng phòng điều hành vận tải.
- Bản sao giấy xác nhận đã đăng ký kinh doanh.
- Giấy phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu của Bộ Giao thông Vận tải.
- Bản sao bằng cấp, chứng chỉ của người điều khiển xe ô tô.
- Giấy quyết định thành lập bộ phận quản lý và theo dõi về an toàn giao thông.
- Kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông theo mẫu quy định.
- Quy định đảm bảo an toàn giao thông theo mẫu quy định.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, đơn vị cần tạo hồ sơ và đảm bảo rằng đáp ứng tất cả các yêu cầu kinh doanh xe vận tải. Tiếp theo, hồ sơ sẽ được nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Những lưu ý khi sử dụng xe kinh doanh vận tải
- Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng xe taxi tải chỉ được sử dụng ô tô có trọng tải < 1500kg.
- Khi sử dụng xe taxi tải kinh doanh cần phải có biển hiệu dán bên ngoài xe chữ “Taxi tải” cùng với đó là số điện thoại cũng như tên đơn vị kinh doanh.
- Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng cần phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ lưu hành theo quy định.
- Nếu như sử dụng xe để kinh doanh vận tải các loại hàng nguy hiểm, chứa các chất gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cong người cần phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan thẩm quyền.
- Nếu như sử dụng kinh doanh vận tải bằng xe Container cần phải gắn phù hiệu “ Xe Container”. Cùng với đó xe ô tô có đầu kéo cũng phải gắn phù hiệu “Xe đầu kéo”.
Trên đây Top Moving đã chia sẻ đến cho các bạn những thông tin liên quan đến xe kinh doanh vận tải là gì? Cũng như những quy định khi kinh doanh xe tải bằng hình thức này. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ mang đến cho các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc xác định, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhé.