Trọng tải là gì? Đây có lẽ là một trong những thông số rất quan trọng đối với các phương tiện vận tải hàng hóa khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ được giữa thuật ngữ “trọng tải” và “tải trọng” liệu chúng có thực sự là một. Để hiểu rõ hơn về trọng tải, tải trọng là gì? Cũng như là sự khác biệt giữa chúng là như thế nào mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Top Moving nhé.
1. Trọng tải là gì?
Theo Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT đã định nghĩa chi tiết về trọng tải của xe như sau:
“Trọng tải là toàn bộ khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP cũng có quy định liên quan đến trọng tải của xe như sau:
“10. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
11. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.”
Như vậy, có thể hiểu: Trọng tải chính là tổng khối lượng tối đa được phép mà phương tiện hoàn toàn có thể chở đúng theo thông số kỹ thuật của phương tiện do nhà sản xuất công bố.
2. Cách phân biệt giữa trọng tải và tải trọng
Hai thuật ngữ “trọng tải” và “tải trọng” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, do cách phát âm và cấu trúc từ ngữ gần giống nhau, nên rất nhiều tài xế thường hiểu lầm và gặp khó khăn trong việc phân biệt hai thuật ngữ này.
“Trọng tải” chính là khả năng chuyên chở hàng hóa tối đa mà phương tiện vận tải được phép vận chuyển theo đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được cấp phép.
Trong khi đó, “tải trọng” chính là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chở hoặc đang vận chuyển. Tải trọng của xe chỉ tính khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang vận chuyển và được phép lưu thông trên đường theo đúng các quy định ban hành của Pháp luật mà không bao gồm khối lượng toàn tải.
3. Các loại trọng tải của xe ô tô tải phổ biến hiện nay
Trọng tải là một yếu tố quan trọng được chú trọng nhiều hơn hết so với các loại xe con. Thị trường hiện nay đa dạng với nhiều dòng xe tải có trọng tải khác nhau, điều này mang lại nhiều lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của họ. Dưới đây là một số loại xe tải phổ biến với từng trọng tải khác nhau các bạn có thể tham khảo:
- Xe tải có trọng tải dưới 5 tấn bao gồm: xe 1 tấn, 1.4 tấn, 1.5 tấn, 1.9 tấn, 2 tấn, 2.2 tấn, 2.4 tấn, 2.5 tấn, 2.9 tấn, 3 tấn và 3.5 tấn.
- Xe tải trọng tải dưới 10 tấn bao gồm: xe 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 6.2 tấn, 6.5 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 8.2 tấn và 9 tấn.
- Xe tải trọng tải trên 10 tấn bao gồm: xe 15 tấn và 18 tấn…
Mỗi mức trọng tải xe cụ thể sẽ quy định khả năng chở hàng tối đa của xe. Do đó, người sử dụng có thể lựa chọn loại xe phù hợp nhất dựa trên mục đích và loại hàng hóa cần vận chuyển. Việc có nhiều lựa chọn này giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
4. Mức phạt đối với xe vượt quá trọng tải theo quy định là bao nhiêu?
Việc vận chuyển hàng hóa trên xe vượt quá trọng tải cho phép khi tham gia giao thông đường bộ gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, bao gồm xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng đường bộ, giảm tuổi thọ của các công trình đường và gây nguy hiểm cho trật tự và an toàn giao thông.
Vì vậy, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Do đó, tuân thủ trọng tải cho phép là điều cần thiết để bảo vệ cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn và trật tự giao thông, và tuân thủ quy định pháp luật.
Dưới đây là mức xử phạt xe quá trọng tải theo quy định của nhà nước như sau:
Hành vi vi phạm | Mức phạt | Căn cứ |
Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô | 1.000.000 – 2.000.000 vnđ
Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Điểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23 |
Điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng | 800.000 – 1.000.000 vnđ | Điểm a khoản 2 Điều 24 |
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 30% – 50% | 3.000.000 – 5.000.000 vnđ
Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Điểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24 |
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 50% – 100% | 5.000.000 – 7.000.000 vnđ
Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Điểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24 |
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 100% – 150% | 7.000.000 – 8.000.000 vnđ
Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24 |
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 150% | 8.000.000 – 12.000.000 vnđ
Tước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng |
Điểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24 |
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp của Top Moving cho câu hỏi trọng tải là gì? cũng như cách phân biệt giữa trọng tải với tải trọng. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ mang đến cho các bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, cũng như vận chuyển hàng hóa một cách an toàn luôn tuân thủ theo đúng những quy định của Pháp luật.