
Trong hành trình vận chuyển hàng hóa ra quốc tế, shipping marks đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị, nhận dạng và phân loại hàng hóa của bạn một cách chính xác và hiệu quả. Vậy liệu bạn có thắc mắc shipping marks là gì cũng như tầm quan trọng đối với ngành vận tải hàng hóa ra sao. Để trả lời cho câu hỏi đó, Top Moving sẽ cùng bạn tìm hiểu về shipping marks, đồng thời hé mở những vai trò thiết yếu của chúng trong việc đảm bảo sự an toàn và suôn sẻ cho hàng hóa của bạn trên con đường vận chuyển ra quốc tế.
1. Shipping mark là gì?
Shipping mark được hiểu đơn giản là nhãn hiệu vận chuyển, chứa các thông tin được in hoặc dán lên thùng hàng trước khi tiến hành vận chuyển. Những thông tin này thường bao gồm chữ cái, số hoặc ký hiệu giúp dễ dàng nhận diện và phân loại hàng hóa.
Các nhà xuất khẩu và đơn vị vận chuyển sẽ thêm các dấu hiệu nhận dạng đặc biệt lên từng kiện hàng nhằm đảm bảo hàng hóa luôn được xử lý chính xác, hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình vận chuyển dài ngày.

1.1 Mục đích của shipping mark là để làm gì?
Shipping marks thường sẽ được sử dụng với các mục đích như là:
- Shipping mark chứa đầy đủ thông tin về mặt hàng cũng như tính chất đặc thù của từng loại hàng hóa, giúp quá trình vận chuyển trở nên thuận tiện và chính xác hơn. Nhờ đó, đơn vị vận chuyển dễ dàng xử lý các kiện hàng trong suốt quá trình vận chuyển và quá cảnh mà không gây tổn hại đến sản phẩm bên trong. Đồng thời, shipping marks còn giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng địa điểm theo yêu cầu của người gửi.
- Ngoài ra, nhãn hiệu vận chuyển còn hỗ trợ người nhận kiểm tra hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác, bao gồm số lượng, loại hàng, cùng nhiều thông tin cần thiết khác, từ đó tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình giao nhận.
1.2 Nhãn hiệu vận chuyển có tất cả bao nhiêu loại?
Để hiểu rõ shipping mark là gì, bạn cần tìm hiểu về các loại shipping mark phổ biến hiện nay. Trong bối cảnh ngành xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển, các nhãn hiệu vận chuyển cũng được thiết kế đa dạng hơn về hình thức và kỹ thuật in ấn nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu vận chuyển. Một số loại nhãn dán shipping mark thường gặp bao gồm:
- Dạng hình vẽ
- Dạng nhãn đúc
- Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
- Dạng viết tay
- Dạng ảnh chụp văn bản
- Dạng bản in
- Dạng in
- Dạng ký tự

2. Ý nghĩa shipping mark trong hoạt động vận chuyển quốc tế
Vậy shipping mark là gì? Và shipping mark có ý nghĩa như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế? Chúng sẽ được thể hiện qua:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển: Nhờ có shipping mark, công ty vận chuyển dễ dàng nhận biết loại hàng hóa cũng như đặc tính riêng biệt của từng mặt hàng. Từ đó, họ có thể xử lý và vận chuyển một cách phù hợp, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng cách.
- Xử lý nhanh chóng các thay đổi phát sinh: Trong quá trình vận chuyển nội địa hoặc xuất nhập khẩu, những thay đổi đột xuất hoặc phát sinh đều có thể được xử lý kịp thời nhờ thông tin rõ ràng trên shipping mark. Điều này góp phần đảm bảo tiến độ giao hàng đúng hạn và hạn chế tối đa các tổn thất không mong muốn cho cả bên gửi và bên nhận.
- Giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn: Shipping mark giúp hạn chế tối đa việc nhầm lẫn hoặc sai sót trong phân loại mặt hàng, tránh thất thoát hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Đồng thời, các quy định của hải quan cũng dễ dàng được tuân thủ khi hàng hóa được đánh dấu rõ ràng, hạn chế rủi ro bị phạt do vi phạm quy định vận chuyển.
- Yêu cầu đóng gói và ghi nhãn cẩn thận: Để phát huy hiệu quả của shipping mark, hàng hóa cần được đóng gói chắc chắn và ghi đầy đủ thông tin quan trọng. Việc này giúp cho quá trình theo dõi, kiểm soát và xử lý hàng hóa diễn ra chặt chẽ, minh bạch hơn.
3. Một số thông tin cần có trên nhãn hiệu vận chuyển
Tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, các yêu cầu về nhãn hiệu vận chuyển (shipping mark) sẽ khác nhau. Có những ngành hàng hoặc đơn vị vận chuyển chỉ cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết là có thể tiến hành vận chuyển hàng hóa theo hình thức shipping mark. Ngược lại, một số ngành hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết trên shipping mark, bao gồm:
- Đơn vị sản xuất hàng hóa: thông tin công ty, địa chỉ…
- Thông tin về các sản phẩm: Mặt hàng được đóng gói, Mã ký hiệu hàng hóa, số thứ tự của từng kiện hàng, nơi xuất xứ, thời hạn sử dụng,…
Việc sử dụng nhiều nhãn hiệu vận chuyển trong cùng một đơn hàng sẽ giúp quá trình xử lý đơn hàng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm chi tiết về Shipping Mark qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=UJHZWi3Z36Y
4. Ví dụ về shipping marks
Ví dụ: Một công ty sản xuất sữa tại Ma-rốc dự kiến xuất khẩu một container sữa lon dành cho trẻ em sang một nhà nhập khẩu tại Pháp.
Phương án đóng gói container được thực hiện như sau: mỗi 10 lon sữa trẻ em sẽ được đóng vào một thùng carton. Sau đó, 70 thùng carton sẽ được xếp lên một pallet gỗ. Một container 40 feet có thể chứa được 21 pallet, với kích thước mỗi pallet là 100cm x 120cm. Các loại nhãn hiệu vận chuyển sẽ được đính kèm tương ứng như sau:
- Trên mỗi pallet gỗ: gắn nhãn vận chuyển bao gồm dấu chứng nhận ISPM15, nhãn pallet hoặc các nhãn liên quan khác.
- Trong túi nhựa trong suốt gắn kèm với lô hàng: thể hiện thông tin mô tả hàng hóa, số lô, ngày sản xuất, nguyên liệu sản xuất, nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn giặt giũ nếu cần.
- Liên quan đến container: thể hiện rõ kích thước container, loại container, số hiệu container, số niêm phong, và các thông tin nhận dạng khác.
- Trên từng thùng carton: in đầy đủ thông tin mô tả hàng hóa, xuất xứ, loại hàng, số lượng gói bên trong, trọng lượng tịnh, tổng trọng lượng, cũng như thông tin chi tiết về người nhận hàng.
Hy vọng với những thông tin mà Top Moving đã chia sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về shipping mark và vai trò của nó trong quá trình vận chuyển hàng hóa của bạn đi quốc tế. Top Moving Mong rằng những đơn hàng của bạn sẽ luôn được suôn sẻ và an toàn đến tay người tiêu dùng.
>> Tham khảo thêm: Pre order là gì? Sự khác nhau giữa hàng Order và Pre-order