Trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, việc sở hữu kho hàng được thiết kế tối ưu, hiện đại và chuyên nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng được hiệu quả hơn, nhằm nâng cao sự phát triển cho doanh nghiệp . Để làm tốt được điều này, các tiêu chuẩn thiết kế nhà kho cần phải hiện đại, đảm bảo sự hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng Top Moving tìm hiểu ngay những tiêu chuẩn thiết kế nhà kho để đạt được môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp nhất.
1. Tại sao cần phải thiết kế kho chứa hàng?
Hiện nay, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào (như công nghiệp, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa,…) đều cần có giải pháp lưu trữ tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Thiết kế kho hàng hiện đại chính là yếu tố cần thiết giúp mang không gian lưu trữ tiện lợi, đáp ứng mọi nhu cầu, từ nhà máy sản xuất, chế biến đến kho đông lạnh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng cường khả năng kiểm soát hàng hóa và mở rộng tiềm năng phát triển. Cụ thể về những lợi ích khi thiết kế kho chứa hàng như sau:
- Giúp hàng hóa được sắp xếp trong kho chiếm ít diện tích, thuận tiện hơn cho việc lấy hàng
- Giúp cho quá trình vận hành, quản lý nhà kho dễ quản lí hơn
- Hàng hóa dễ dàng được lưu thông, đảm bảo quá trình sản xuất xuyên tục không bị gián đoạn
- Hàng hóa sẽ luôn được bảo quản, hạn chế tối đa việc gây hư hỏng, hao hụt nhằm tiệm tối đa chi phí mua vật tư, nguyên liệu
- Thiết kế kho hàng phù hợp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí thuê nhân công trong quá trình quản lý và vệ sinh kho
2. Những nguyên tắc, tiêu chuẩn khi thiết kế kho hàng
2.1 Xác định được mục tiêu của kho hàng
Việc xác định đúng mục tiêu xây dựng kho hàng khi thiết kế nhằm đảm bảo được các yếu tố thiết kế nhà kho phù hợp như kích thước, tỷ lệ kho trong nhà so với bên ngoài, loại hàng hóa nào sẽ được lưu trữ, cấu trúc, hệ thống đèn, điện, nước…
2.2 Lựa chọn vị trí kho hàng
Vị trí kho hàng cũng cần phải được tuân thủ theo những tiêu chuẩn thiết kế nhà kho, đó chính là nên dựa vào Outbound Logistics – Dòng logistics đầu ra liên quan trực tiếp đến việc di chuyển hàng từ hóa điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến tay khách hàng.
Qua đó, khi bạn thiết kế kho hàng nên lựa chọn các vị trí nhà kho gần các hãng vận chuyển để dễ dàng hơn trong việc luân chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý tạo nên được sự thuận lợi nhất cho phía đơn vị cung ứng. Nếu như làm hài hòa được 2 yếu tố trên thì sẽ tạo nên được sự thuận lợi nhất cho kho hàng của bạn luôn được hoạt động thông suốt, và thuận lợi hơn.
>> Xem thêm: Top 10 đơn vị cho thuê xe nâng tại TPHCM uy tín, giá rẻ
2.3 Thiết kế về kết cấu và quy mô cho từng nhà kho riêng biệt
Để có thể thực hiện được vấn đề này, buộc doanh nghiệp bạn cần phải liệt kê chính xác một số câu hỏi này trước khi bắt tay vào việc thiết kế kho hàng như:
- Trong kho sẽ diễn ra các hoạt động gì?
Hoạt động thường sẽ được diễn ra trong kho sẽ gồm các công việc sau: tiếp nhận, lưu trữ, lựa chọn, đóng gói và gửi hàng đi,…
- Các đặc tính của từng loại sản phẩm?
+ Cần phải hiểu trong kho sẽ lưu trữ những mặt hàng hóa gì? sản phẩm nào?
+ Nên lưu trữ hàng trên sàn hay trên các kệ để hàng hay không?
+ Có hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng cần phải được xử lý hay không?
+ Khi xuất nhập hàng hóa có cần phải tuân thủ theo những quy định gì không?
- Hàng hóa có tuân theo mùa vụ hay không?
Bạn cần phải xác định hàng hóa trong kho của mình có tuân theo mùa vụ không? Để từ đó lên bảng thiết kế kho hàng phù hợp cho phép khả năng lưu trữ cao nhất, đảm bảo nhất trong thời gian cao điểm để tránh quá dư thừa trong các tháng không thuộc thời gian cao điểm.
- Hàng hóa trả lại có cần phải xử lý không?
Nếu như nhà kho bạn phải thường xuyên cần phải được xử lý thì khi thiết kế kho hàng cần phải thiết kế thêm không gian dành riêng dành cho việc lưu trữ và xử lý các đơn hàng hóa đó để có thể đảm bảo hàng trả lại không bị ùn ứ quá nhiều.
2.4 Áp dụng phương pháp FAST khi thiết kế mặt bằng kho hàng
Dưới đây Top Moving sẽ liệt kê 4 yếu tố quan trọng trong việc thiết kế, bố trí trong kho hàng đó chính là FAST – một từ được viết tắt thể hiện cho bốn yếu tố sau:
- F – Flow (Dòng chảy)
Là một chuỗi các hoạt động được hoạch định một cách logic trong các nhà kho, công việc này đòi hỏi việc di chuyển đều và bị không bị gián đoạn bởi dòng chảy nguyên vật liệu, con người cũng như là các loại hàng hóa.
- A – Accessibility (Khả năng tiếp cận)
Đòi hỏi hỏi từ hàng hóa đến các công cụ hỗ trợ cần thiết mọi thứ này cần phải được tiếp cận một cách nhanh chóng để có thể tối ưu hiệu quả công việc.
- S – Space (Không gian)
Không gian lưu trữ tối ưu sẽ là tiền đề cho các hoạt động trong kho luôn được diễn ra thông suốt và hiệu quả. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được sự tối ưu cho không gian nhà kho nhờ sử dụng, lắp đặt các hệ thống giá kệ chứa hàng hiện đại,…
- T – Throughput (Thông lượng)
Thông lượng chính là quá trình hàng hóa tương tác với toàn bộ không gian nhà kho. Do đó khi doanh nghiệp, đơn vị thiết kế kho hàng cần phải chú ý đến khoảng thời gian khi có nhu cầu sử dụng cao nhất để công việc sản xuất luôn có thể được tăng cường đến mức tối đa.
>> Xem thêm: Top 15 dịch vụ chuyển kho xưởng trọn gói giá rẻ tại TPHCM
3. Cách bố trí & thiết kế kho chứa hàng đúng chuẩn
3.1 Chú ý đến vị trí khu vực của nhà kho
Trong cách thiết kế kho hàng cần phải đặc biệt lưu ý đến vị trí của nhà kho vì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quá trình sử dụng và vận hành của nhà kho sau này:
- Xây dựng nhà kho cần chú ý đến không giáp với những khu vực thường hay ngập lụt, dễ bị ứ động nước, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hàng hóa
- Hệ thống thoát nước bên trong trong nhà kho cần phải được thiết kế đúng chuẩn
- Vị trí nhà kho cần phải được đảm bảo các yếu tố thuận tiện trong quá trình vận chuyển đi lại, giao thông & có nguồn nước sạch
3.2 Không gian bên trong nhà kho
Không gian kho hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, nâng cao năng suất vượt trội. Việc sở hữu một kho hàng được thiết kế cực kỳ thông thoáng, tối ưu và hoàn toàn phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh chính là mong muốn của mọi doanh nghiệp. Để làm tốt được điều này, bạn cần đáp ứng những yếu tố then chốt sau:
- Không gian trong kho có sự cách biệt giữa các khu vực chứa hàng hóa với nhau. Không thiết kế chồng chéo dẫn đến việc xuất – nhập, di chuyển hàng hóa trở nên khó khăn
- Kích thước kệ nhà kho phải phù hợp với trọng lượng hàng hóa cũng như tải trọng
- Khu vực sản xuất phải được thiết kế thông suốt từ khu cung cấp nguyên vật liệu vào đến khu thành phẩm
- Kho chứa đựng và bảo quản sản phẩm hàng hóa phải được thiết kế an toàn, sao cho đảm bảo tính an toàn hàng hóa luôn được lưu trữ tốt nhất
3.3 Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định
- Hệ thống cấp nước cần phải được bảo đảm đủ nước sạch để phục vụ cho quá trình sản xuất
- Thiết kế kho chứa hàng cần đặc biệt lưu ý đến việc trang bị đầy đủ các hệ thống về PCCC, hạn chế mức thấp nhất tối đa về thiệt hại cháy, nổ
- Hệ thống chiếu sáng phải cung cấp đủ ánh sáng để bảo đảm cho mọi quá trình sản xuất được diễn ra tốt nhất
3.4 Kết cấu của không gian nhà kho
Ngoài vị trí ra, thì với không gian khi thiết kế kho hàng cần phải bảo đảm được các yếu tố thuận tiện sau đây cho quá trình tu sửa, nâng cấp & xử lý khâu vệ sinh:
- Trần nhà: Sử dụng các loại vật liệu chống tốt việc thấm nước, không rạn nứt qua đó sẽ giúp hạn chế tối đa việc ẩm mốc trần nhà.
- Tường & góc tường nhà: Nên dùng sơn chống thấm, dễ vệ sinh & khử trùng
- Cửa ra vào: Tốt nhất nên sử dụnghệ thống cửa tự động đóng mở
- Sàn nhà: Dễ cọ rửa, không trơn trượt, có tính ma sát cao, tính thoát nước tốt
3.5 Ứng dụng hệ thống giá kệ để chứa hàng
Hiện nay, khi thiết kế kho hàng các doanh nghiệp thường lựa chọn các hình thức sử dụng các giá kệ công nghiệp để chứa hàng hóa. Đây được xem là giải pháp giúp cho việc lưu trữ & quản lý kho thông minh và hiệu quả. Vừa có thể tối ưu được không gian kho lên đến 70%, vừa giúp tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư.
Một số loại giá kệ kho chứa hàng được sử dụng phổ biến trong các nhà kho hiện nay như:
- Kệ trung tải: Phù hợp với hàng hóa trung bình, lượng hàng hóa vừa. Mỗi tầng kệ hàng có thể chứa hàng từ 200 đến 700kg/tầng kệ
- Kệ để hàng hóa nặng: Kệ Drive in; Kệ sàn Mezzanine, Kệ tay đỡ, Kệ Double Deep, Kệ Selective, Kệ con lăn, Kệ khuôn,… Các loại giá kệ để hàng này sẽ phù hợp với hàng công nghiệp nặng, có khối lượng nhiều. Mỗi tầng kệ có thể chứa được từ 500kg trở lên
- Kệ V lỗ đa năng: Phù hợp với các nhà kho có không gian diện tích khá nhỏ, chứa khối lượng hàng hóa ít. Trọng tải trung bình hàng hóa từ 50 đến 100kg/tầng kệ
Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây của Top Moving về các tiêu chuẩn nguyên tắc bố trí, cũng như cách thiết kế kho hàng sao cho khoa học, tính tiện lợi trên đây có thể mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Qua đó có thể áp dụng vào việc xây dựng, thiết kế kho chứa hàng riêng cho mình sao cho phù hợp nhất.
>> Tham khảo thêm: [Chia sẻ] 12 kinh nghiệm thuê kho bãi, nhà xưởng an toàn