Vận chuyển đường biển được xem là một trong những phương thức phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn kích cỡ container phù hợp với hàng hóa của bạn là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn. Hiểu được điều đó, Top Moving sẽ giới thiệu đến các bạn các loại container phổ biến trong ngành vận chuyển đường biển hiện nay.
1. Vận chuyển Container đường biển là gì?
Vận chuyển container đường biển là quá trình vận chuyển hàng hóa bằng container trên các phương tiện vận tải đường biển, chủ yếu là tàu biển. Container được thiết kế dưới dạng hình hộp, dùng để chứa hàng hóa, có kích thước và thiết giống nhau để thuận tiện trong quá trình sắp xếp và vận chuyển.
Các container thường được sử dụng trong quá trình vận tải hàng hóa quốc tế, giúp hàng hóa được chuyển đổi giữa các phương tiện vận tải khác nhau (như tàu biển, xe tải và đường hàng không) mà không cần phải xử lý trực tiếp từng lô hàng. Vận tải container trên biển được xem là một phương thức hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong các tuyến đường vận chuyển hàng hóa quốc tế, giúp kết nối các cảng biển và góp phần xây dựng hệ thống vận tải hàng hóa toàn cầu.
2. Những ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa Container bằng đường biển?
Vận chuyển container đường biển mang đến nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội cho cả chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm:
- Chi phí vận chuyển đường biển bằng container thấp hơn và mức giá cước hợp lý hơn so với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt và đường hàng không.
- Container cho phép đóng gói hàng hóa, từ hàng nguyên (FCL) đến hàng lẻ (LCL) nhằm giúp bảo vệ hàng hóa an toàn, tránh mất cắp, hư hỏng hoặc bị ẩm mốc.
- Khi sử dụng vận chuyển container đường biển, lịch trình vận chuyển luôn linh hoạt, vì hầu hết các cảng lớn trên thế giới đều có điểm dừng tàu ở Việt Nam hoặc trong nội địa, và mức phí và lịch trình được báo trước, cố định.
- Container cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên quy mô lớn và kết nối các cảng biển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống vận chuyển toàn cầu.
- Container cũng giúp tối ưu hóa quy trình logistics, từ quá trình đóng gói, vận chuyển, đến xếp dỡ hàng hóa, tăng cường hiệu quả và đảm bảo tính nhất quán trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
3. Các loại Container đường biển vận chuyển thông dụng nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 7 loại container vận chuyển đường biển phổ biến, đó là:
3.1 Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa, còn được gọi là container khô (Dry Container), thường được ký hiệu là 20’DC hoặc 40’DC, là loại container thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa khô. Đây là loại container phổ biến nhất trong ngành vận chuyển đường biển.
3.2 Container hàng rời (Bulk Container)
Container hàng rời là một loại container đặc biệt, cho phép hàng hóa được xếp vào container từ trên xuống thông qua miệng xếp hàng (loading hatch). Khi dỡ hàng, container sẽ được mở ở đáy hoặc cửa bên cạnh (discharge hatch). Container đường biển này thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng như xi măng, ngũ cốc, quặng và các mặt hàng tương tự. Ngoại trừ miệng xếp hàng, đáy và cửa bên được thiết kế đặc biệt để có khả năng mở đóng linh hoạt, chúng có hình dáng tương đối giống với container thông thường.
3.3 Container bảo ôn (Thermal Containers)
Container bảo ôn là loại container được sử dụng đặc biệt để vận chuyển các loại hàng hóa đòi hỏi điều kiện bảo quản nhiệt độ đặc biệt. Container đường biển này được trang bị vách và mái bằng vật liệu cách nhiệt, và sàn được làm bằng nhôm có cấu trúc hình chữ T (T-shaped) để cho phép không khí trong khoang lưu thông dọc theo sàn và đến những vị trí trống không có hàng hóa trên sàn.
Container bảo ôn thường giữ nhiệt độ ổn định, có thể là nhiệt độ nóng hoặc lạnh tùy thuộc vào yêu cầu của hàng hóa. Trên thực tế, container lạnh (Refer Container) là một loại container bảo ôn thường gặp tại Việt Nam. Đây là một trong những các loại container đường biển được sử dụng khá phổ biến.
3.4 Container chuyên dụng (Named Cargo Containers)
Container đường biển là một loại container chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các loại hàng hóa đặc thù, được sử dụng phổ biến trong ngành vận chuyển đường biển tại Việt Nam. Có hai loại container chuyên dụng phổ biến như sau:
- Container chở ô tô: Được thiết kế dưới dạng khung thép liên kết với nhau để tạo thành một giàn, không có vách hoặc mái che bọc, dùng để vận chuyển ô tô nguyên chiếc. Container này có thể được chia thành 1 hoặc 2 tầng, tuỳ thuộc vào chiều cao của xe được chứa.
- Container chở súc vật: Với mục đích chuyên chở động vật sống, container này có thiết kế đặc biệt. Vách dọc hoặc vách mặt trước được thiết kế dạng cửa lưới để cho phép thoát hơi, và phần dưới của vách dọc có lỗ thoát để dễ dàng vệ sinh.
Đây là hai loại container chuyên dụng thường gặp trong vận chuyển đường biển tại Việt Nam, phục vụ cho việc chuyên chở các loại hàng hóa đặc biệt như ô tô và súc vật.
3.5 Container bồn (Tank Container)
Container dùng trong vận chuyển đường biển tiếp theo không thể không đề cập đến đó là Container bồn. Đây là loại container có dạng khung được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO, bên trong có một bồn chứa và được sử dụng đặc biệt để vận chuyển hàng hóa dạng lỏng như rượu, hóa chất và thực phẩm. Container được trang bị miệng bồn (manhole) trên mái để rót hàng hóa vào bồn. Bên cạnh đó, trên thân container còn có một van xả (outlet valve) để rút ra hàng hóa hoặc sử dụng máy bơm hút qua miệng bồn.
3.6 Container mặt bằng (Platform Container)
Đây là một loại container không có vách và mái, chỉ đơn giản là một mặt bằng chắc chắn, được sử dụng đặc biệt để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn như máy móc, sắt thép. Loại container mặt bằng có thể được thiết kế với vách có khả năng tháo dời hoặc gập xuống.
3.7 Container hở mái (Open-top Container)
Đây là loại container không có vách trên, được thiết kế để thuận tiện cho việc đóng và rút hàng qua phía trên của container. Sau khi hàng hóa được xếp lên, mái container sẽ được che phủ bằng vải dầu. Trong tất các các loại Container đường biển thì container hở mái thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa như máy móc, thiết bị và các tấm gỗ có kích thước dài.
4. Loại hàng hóa nào có thể vận chuyển đường biển bằng Container?
Một số loại hàng hóa có thể được vận chuyển bằng container đường biển, bao gồm:
- Hàng có khối lượng lớn: Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn, từ vài chục tấn trở lên, container đường biển là lựa chọn phù hợp. Đây có thể là các loại hàng như gạo, tiêu, điều, cà phê, cũng như hàng hóa công nghệ cao như đồ điện tử, máy móc và thiết bị.
- Hàng xuất nhập khẩu: Container đường biển cũng thích hợp cho vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Các mặt hàng chủ lực trong ngành này có thể được đóng gói và vận chuyển bằng container, đảm bảo an toàn và tiện lợi.
Các mặt hàng có giá trị cao như trang sức, hoa tươi thường cần được vận chuyển nhanh chóng và an toàn, chính vì thế nên không nên vận chuyển bằng container trong trường hợp này.
Theo thông tin của cục Hải quan, trong thời gian vừa qua số lượng tàu hàng cập cảng tại Việt Nam đang có dấu hiệu tăng cao đáng kể, đạt đến những con số đáng ngưỡng mộ, có tính chuyển hướng tích cực so với những giai đoạn trước đây. Các phương pháp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành vận tải vì mang lại tính hiệu quả cao và nhanh chóng.
Vừa rồi là những thông tin uy tín mà Top Moving muốn giới thiệu đến bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại container đường biển hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông hữu ích, qua đó bạn có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn, tìm kiếm cho mình công ty vận tải container uy tín để có những giải pháp vận chuyển hàng hóa phù hợp.