Home Tin Tức Những yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành cần cẩu

Những yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành cần cẩu

0
Những yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành cần cẩu
an toàn vận hành cần cẩu

Nhiều tai nạn lao động đã xảy ra khi vận hành cần cẩu do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu nhất đó chính là sự thiếu kiến thức của người điều khiển trong việc vận hành làm sao đảm bảo được tính an toàn trong việc vận hành xe cẩu. Hôm nay, Top Moving chia sẻ đến cho các bạn những nguyên tắc an toàn vận hành cần cẩu để có thể tránh được các rủi ro không đáng có để vận hàng an toàn khi sử dụng xe nâng nhé.

1. Các yêu cầu an toàn đối với người điều khiển xe cần cẩu

  • Người điều khiển cần cẩu đã được khám tuyển sức khỏe bởi các cơ quan y tế
  • Đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tính chuyên môn nhất định, có bằng lái xe cẩu, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch an toàn sử dụng thiết bị nâng
  • Nắm vững các luật lệ giao thông đường bộ và thực hiện nghiêm túc
  • Nằm trong độ tuổi theo quy định của nhà nước về người lao động
  • Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được chấp hành đầy đủ và đúng cách
  • Trước khi nâng hàng hoá phải nâng thử lên từ độ cao 200 đến 300mm. Mục đích để kiểm tra khả năng nâng chuyển của thiết bị
  • Khi cẩu các vật nóng không được dùng dây cáp mà phải sử dụng dây xích chuyên dụng
  • Chỉ được nâng tải theo một phương thẳng đứng
  • Người lái xe cẩu và phụ trách móc cần phải thực hiện chuẩn các thông tin truyền tải cho nhau bằng tín hiệu quy ước
  • Công nhân phải có kinh nghiệm làm việc thực tế trong việc treo móc, tính toán chính xác khi lắp đặt cũng như là triển khai công việc
  • Khi bốc xếp hàng hoá lên các phương tiện xe vận chuyển, người đứng trên phương tiện phải đứng cách tải đang treo trên móc ở xa một khoảng cách an toàn
  • Hiểu và sử dụng đúng với biểu đồ tải của cần cẩu, có khả năng trong việc phân tích, khả năng đánh giá được những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong suốt quá trình làm việc
yêu cầu đối với người điều khiển cần cẩu
yêu cầu đối với người điều khiển cần cẩu

2. Kiểm tra tình trạng của thiết bị trước khi làm việc

2.1 Kiểm tra tình trạng

Cần cẩu thuộc vào danh mục những thiết bị phải có yêu cầu về mức độ an toàn theo quy định của Nhà nước. Và phải được đăng kí và cấp giấy xin phép sử dụng theo những thủ tục hiện hành hiện nay

Chỉ được cấp phép sử dụng các thiết bị xe cần cẩu khi có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng kí và có giấy phép sử dụng còn hạn. Tuyệt đối Không được phép sử dụng các thiết bị nâng, những bộ phận mang tải chưa được qua khám nghiệm và chưa được cấp giấy phép hoạt động.

Khoảng cách từ thiết bị nâng tải hoặc tải đến đường dây điện cần phải được đảm bảo đến mức nhỏ nhất.

Việc kiểm định sẽ luôn được tuân theo một quy trình kiểm định về kỹ thuật và an toàn thiết bị nâng theo quy định QTKĐ 001 : 2008/BLĐTBXH (Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BLĐTBXH vào ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) bao gồm các mục như:

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Thử không tải
  • Thử tải tĩnh
  • Thử tải động

2.2 Tiến hành công việc vận hành cần cẩu

tiến hành công việc nâng cẩu an toàn
tiến hành công việc nâng cẩu an toàn
  • Đỗ xe cẩu tại những vị trí càng gần sát vật nâng thì càng tốt sẽ giúp cho việc nâng hàng và giữ khoảng cách an toàn hơn
  • Quan sát chặt chẽ đến sự di chuyển của dầm chân, tránh việc gây nén ép hay cọ xát trong khi di chuyển
  • Nên tránh những trường hợp sau: người lên xuống khi cần cẩu đang trong quá trình hoạt động, người trong bán kính quay của trục và vận hành xe cẩu trong khi có người đứng ở trên thùng
  • Luôn phải giám sát tốc độ gió trong mức cho phép, nếu gió từ cấp 5 ( 8 – 10,7 m/s) trở lên bạn cần phải đưa xe cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trục xe xuống trùng với hướng gió và hãm phanh cũng như là chèn bánh. Tốt nhất hãy tham khảo kỹ các quy định của nhà sản xuất về tốc độ gió cho phép làm việc với từng dòng model xe cẩu khác nhau.
  • Bố trí người đánh tín hiệu khi người điều khiển xe xẩu khuất tầm nhìn trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển hàng hóa
  • An toàn vận hành cần cẩu sử dụng hàng rào cảnh báo hoặc băng quấn phản quan để đánh dấu vào các khu vực có thể gây nguy hiểm của xe cẩu
  • Trước khi hạ tải xuống những hố phải hạ móc sẽ không tải xuống ở các vị trí thấp nhất để có thể kiểm tra được số vòng cáp còn lại ở trên tang. Nếu như mà số vòng cáp ở trên tang cao hơn 1,5 vòng, thì mới có thể được phép cho nâng hoặc hạ tải.
  • Ngừng quá trình hoạt động của xe cẩu khi: có sự biến dạng dư của các kết cấu của kim loại; phanh của bất kỳ bộ phận hoạt động nào bị hỏng; những bộ phận nâng hạ trực tiếp như móc, cáp, ròng rọc và tang bị mòn quá mức cho phép, bị rạn nứt hoặc bị hư hỏng….
  • Không được phép sử dụng xe cẩu tự hành với cơ cấu nâng được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để thực hiện nâng hạ và di chuyển người, những chất kim loại khác như chất lỏng, vật liệu nổ, chất độc và bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén

Để có thể đảm bảo được độ an toàn vận hành cần cẩu trong suốt quá trình làm việc hãy luôn yêu cầu người điều khiển áp dụng những nguyên tắc quy định về độ an toàn nêu trên. Yêu cầu công nhân phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc, chuyên nghiệp cũng như phải biết cách để xử lý tốt được các tình huống và sự cố nhanh để có thể giải quyết vấn đề một cách an toàn nhất có thể.

>>Tham khảo thêm: Xe nâng tự hành là gì? Các loại xe nâng tự hành hiện nay

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here