Khái niệm về hàng tồn kho chắc hẳn đã không phải còn quá xa lạ đối với rất nhiều người, trên thực tế khi nghe đến cụm từ “hàng tồn kho” nhiều người thường sẽ nghĩ đây là những loại hàng không bán được và bị tồn đọng lại trong kho, nên điều này được xem là tiêu cực đối với nhiều Doanh nghiệp khi phải có một số lượng lớn hàng tồn kho.
Tuy nhiên, với một lượng hàng hóa tồn kho nhất định thì doanh nghiệp đó cần phải cân nhắc đến việc nên hay không nên giữ lại những mặt hàng này. Để hiểu rõ hơn về hàng tồn kho là gì? và hàng hóa tồn kho gồm những loại nào cùng Top Moving bật mí ngay trong bài viết này nhé!
1. Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm sẽ được doanh nghiệp giữ lại để bán ra sau cùng. Hay nói cách khác hàng tồn kho là những mặt hàng được dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và bao gồm những thành phần tạo nên sản phẩm đó. Vì vậy mà hàng tồn kho được hiểu đó chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm một tỉ trọng lớn, chúng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Hàng tồn kho, hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đó đang được doanh nghiệp giữ trữ trong kho. Nếu như biết cách quản trị hàng tồn kho được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm đi các khoản chi phí và giúp tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Hàng hóa tồn kho bao gồm những loại nào?
Xét về tính đặc điểm của từng loại hàng hóa: mà chúng ta có thể phân biệt được hàng tồn kho thành 4 loại cơ bản sau đây:
- Nguồn vật tư: Là những đồ dùng trong văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và một số những thứ tương tự khác. Các loại hàng này đều cần thiết trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu thô: Là các loại nguyên vật liệu được bán đi hoặc là giữ lại để sản xuất vào trong tương lai, được công ty gửi đi để gia công chế biến và đã mua đang trên đường gửi về
- Bán thành phẩm: Là những sản phẩm được phép dùng trong khâu sản xuất nhưng chúng vẫn chưa được hoàn thành và các sản phẩm hoàn thành này chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Thành phẩm: Là những sản phẩm đã hoàn chỉnh sau những quá trình sản xuất
Ngoài ra còn tùy thuộc vào các hoạt động khác nhau của mỗi Doanh nghiệp, với 4 loại hàng tồn kho trên đã được duy trì sẽ khác nhau từ Công ty này cho đến Công ty khác.
Xét về từng chủng loại hàng hóa: Hàng hóa tồn kho của mỗi Doanh nghiệp có thể bao gồm tất cả những sản phẩm thương mại như:
- Hàng hóa mua về để bán lại (hàng tồn kho, hàng đã mua đang đi đường, hàng bất động sản, hay hàng gửi đi bán và hàng gửi đi gia công chế biến…)
- Sản phẩm đang dở dang (với các sản phẩm chưa được hoàn thiện và sản phẩm đã hoàn thiện chưa làm các thủ tục nhập kho)
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm đem đi bán
- Nguyên liệu và vật liệu sản xuất
- Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công để chế biến và đã mua đang đi trên đường
- Chi phí để sản xuất và kinh doanh Dịch vụ đang còn dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá đã được lưu giữ tại các kho báo thuế của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp lưu trữ hàng tồn kho với mục đích gì?
Tại sao lại có nhiều Doanh Nghiệp thường sẽ giữ lại một số lượng lớn hàng tồn kho trong khi đó chi phí lưu trữ lại đắt đỏ? Câu trả lời là hàng hóa tồn kho có tầm ảnh hưởng rất đặc biệt đối với Doanh nghiệp. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu kinh tế học, có 3 lý do chính để doanh nghiệp sẽ lưu trữ hàng tồn kho là “Dự phòng – Đầu cơ – Giao dịch”. Cụ thể như sau:
- Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho như là một “tấm đệm” cho những tình huống kinh doanh của Doanh Nghiệp có thể xấu đi nằm ngoài những sự tính toán vì sẽ có những bức phá rất bất ngờ về nhu cầu thành phẩm ở tại một thời điểm nào đó. Bên cạnh đó cũng sẽ có sự giảm sút khó lường trong sự cung ứng nguyên vật liệu ở một vài thời điểm. Xét ở cả 2 trường hợp này, một số Doanh nghiệp nếu khôn ngoan, chắc chắn bạn sẽ muốn có cho mình một vài “tấm đệm” để đương đầu với những sự thay đổi khôn lường đó.
- Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng hóa tồn kho để có được những sự lợi thế khi bất ngờ giá thành có sự thay đổi và biến động mạnh. Nếu như giá nguyên liệu thô tăng, Doanh Nghiệp sẽ muốn giữ lại được nhiều hàng tồn kho so với những yêu cầu với mức giá thấp hơn.
- Giao dịch: Mục đích để tránh bị tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng, có nhiều Doanh nghiệp sẽ luôn duy trì hàng tồn kho. Bằng việc duy trì hàng tồn kho như vậy Doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc sản xuất sẽ không gặp phải gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng sẽ không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.
Với các kiến thức liên quan đến hàng tồn kho là gì, và những mặt hàng hóa thuộc hàng tồn kho mà Doanh nghiệp cần phải lưu trữ đã được Top Moving chia sẻ chi tiết. Do đó mà việc nắm rõ về khái niệm hàng tồn kho sẽ giúp ích và hiệu quả hơn cho những đơn vị kinh doanh, các tổ chức Doanh Nghiệp trong việc lưu trữ hàng hóa tồn kho của mình với số lượng lớn.
>> Tham khảo thêm: Pre order là gì? Sự khác nhau giữa hàng Order và Pre-order