Home Tin Tức Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay

0
Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay
63 tỉnh thành Việt Nam

Việt Nam là dải đất hình chữ S ẩn chứa muôn vàn điều kỳ diệu, từ những danh lam thắng cảnh hùng vĩ đến những nét đẹp văn hóa độc đáo. Để khám phá trọn vẹn mảnh đất quê hương, hãy cùng Top Moving bước vào hành trình khám phá 63 tỉnh thành Việt Nam với 5 thành phố và 58 tỉnh thành được sắp xếp theo thứ tự chữ cái để yêu thêm mảnh đất Việt của mình.

1. Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay

STT Tên Tỉnh
1 An Giang
2 Bà rịa – Vũng tàu
3 Bắc Giang
4 Bắc Kạn
5 Bạc Liêu
6 Bắc Ninh
7 Bến Tre
8 Bình Định
9 Bình Dương
10 Bình Phước
11 Bình Thuận
12 Cà Mau
13 Cần Thơ
14 Cao Bằng
15 Đà Nẵng
16 Đắk Lắk
17 Đắk Nông
18 Điện Biên
19 Đồng Nai
20 Đồng Tháp
21 Gia Lai
22 Hà Giang
23 Hà Nam
24 Hà Nội
25 Hà Tĩnh
26 Hải Dương
27 Hải Phòng
28 Hậu Giang
29 Hòa Bình
30 Hưng Yên
31 Khánh Hòa
32 Kiên Giang
33 Kon Tum
34 Lai Châu
35 Lâm Đồng
36 Lạng Sơn
37 Lào Cai
38 Long An
39 Nam Định
40 Nghệ An
41 Ninh Bình
42 Ninh Thuận
43 Phú Thọ
44 Phú Yên
45 Quảng Bình
46 Quảng Nam
47 Quảng Ngãi
48 Quảng Ninh
49 Quảng Trị
50 Sóc Trăng
51 Sơn La
52 Tây Ninh
53 Thái Bình
54 Thái Nguyên
55 Thanh Hóa
56 Thừa Thiên Huế
57 Tiền Giang
58 Thành phố Hồ Chí Minh
59 Trà Vinh
60 Tuyên Quang
61 Vĩnh Long
62 Vĩnh Phúc
63 Yên Bái

Mỗi tỉnh thành là một viên ngọc quý, ẩn chứa những nét đẹp văn hóa, lịch sử và con người với những nét độc đáo riêng. Bạn có bao giờ thắc mắc quê hương Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Trước năm 2008, Việt Nam ta có đến 64 tỉnh thành. Vào năm 2008, “xứ Đoài” Hà Tây chính thức sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, đánh dấu mốc son lịch sử, những giá trị văn hóa, lịch sử oai hùng nơi đây cũng góp phần làm phong phú thêm di sản của thủ đô và góp phần vẽ nên bức tranh 63 tỉnh thành Việt Nam đầy màu sắc như hiện nay thay vì 64 tỉnh thành như trước đó.

2. Danh sách các tỉnh Việt Nam được chia theo từng vùng

Dải đất hình chữ S kiều diễm của chúng ta được tô điểm bởi 63 tỉnh thành với 8 vùng miền khác nhau, mỗi miền mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh muôn màu muôn vẻ của Việt Nam.

2.1 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc vùng Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ luôn níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa độc đáo. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Việt Nam với những dãy núi cao chót vót, những thung lũng xanh mướt tươi đẹp. Phía Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh như sau:

  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Cao Bằng
  • Hà Giang
  • Lạng Sơn
  • Phú Thọ
  • Quảng Ninh
  • Thái Nguyên
  • Tuyên Quang
khu vực phía Đông Bắc Bộ
khu vực phía Đông Bắc Bộ

2.2 Các tỉnh thành thuộc vùng Tây Bắc Bộ

Khu vực phía Tây Bắc Bộ luôn khiến du khách say mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt. Nơi đây như một bức tranh huyền thoại ẩn mình trong mây, với những dãy núi cao không thấy đỉnh, nằm tiếp giáp gần kề với biên giới Trung Quốc và Lào. Các tỉnh thành tại vùng Tây Bắc Bộ gồm có:

  • Điện biên
  • Hòa Bình
  • Lai Châu
  • Lào Cai
  • Sơn La
  • Yên Bái
khu vực Tây Bắc Bộ
63 tỉnh thành Việt Nam – khu vực Tây Bắc Bộ

2.3 Các tỉnh thành thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Tại đây gồm có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh tạo nên vùng Đồng Bằng Sông Hồng phát triển rất màu mỡ. Nằm tiếp giáp với Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Biển Đông, Đồng bằng sông Hồng ngày nay còn gọi là Châu thổ sông Hồng được ví như “vùng đất địa linh, nhân kiệt”, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam.

  • Bắc Ninh
  • Hà Nam
  • Thành phố Hà Nội
  • Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Hưng Yên
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Thái Bình
  • Vĩnh Phúc
khu vực đồng bằng Sông Hồng
khu vực đồng bằng Sông Hồng

>> Xem thêm: Top 17 dịch vụ chuyển nhà trọn gói Hà Nội, giá rẻ tốt nhất

2.4 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc Bắc Trung Bộ

Nằm trải dài từ Ninh Bình tới đèo Hải Vân, là sự kết hợp của 6 tỉnh thành với kích thước rộng lớn, Bắc Trung Bộ sở hữu những nét đẹp đa dạng, nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.

  • Hà Tĩnh
  • Nghệ An
  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
khu vực Bắc Trung Bộ
danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam – khu vực Bắc Trung Bộ

2.5 Các tỉnh thành thuộc vùng Nam Trung Bộ

Được tạo thành bởi 1 thành phố và 7 tỉnh thành, Nam Trung Bộ tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông, sở hữu sự đa dạng về văn hóa, địa hình và cảnh quan, tạo nên một bức tranh thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Trong danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam thì khu vực phía Nam Trung Bộ được đánh giá là khu vực sở hữu cho mình một vị trí địa lý khá lý tưởng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế một cách thuận lợi và mạnh mẽ. Các tỉnh thành tạo thành bao gồm:

  • Bình Định
  • Bình Thuận
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Khánh Hòa
  • Ninh Thuận
  • Phú Yên
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Nam
khu vực phía Nam Trung Bộ
khu vực phía Nam Trung Bộ

2.6 Các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên

Được biết đến là vùng đất cao nguyên với đất đỏ bazan đặc trưng nhiều màu mỡ, được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương “. Tây Nguyên sở hữu diện tích rộng lớn, tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Lào và Campuchia. Tây Nguyên nổi tiếng với địa hình cao nguyên, đất đai trù phú tạo điều kiện cho sự phát triển của các cây công nghiệp. 5 tỉnh thành lần lượt đó là:

  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
khu vực Tây Nguyên
khu vực Tây Nguyên

2.7 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được biết đến là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng, lý tưởng nhất trên khắp cả nước. Là vùng kinh tế với tốc độ phát triển khá mạnh mẽ và ấn tượng với chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện rất nhiều. Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của đất nước và tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Biển Đông, đồng thời sở hữu đường biên giới chung với Campuchia. Các tỉnh thành phố tạo thành như:

  • Bà Rịa Vũng Tàu
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Đồng Nai
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tây Ninh
khu vực Đông Nam Bộ
danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam – khu vực Đông Nam Bộ

2.8 Các tỉnh thành thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Được gọi với cái tên thân quen Miền Tây là sự kết hợp của 12 tỉnh thành lớn nhỏ khác nhau tạo nên, Miền Tây còn được biết đến là vựa lúa lớn nhất cả nước. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống sông ngòi chằng chịt, phù sa màu mỡ, tạo điều kiện cho cây trái quanh năm xanh tốt, nằm tiếp giáp gần kề với Biển Đông, Đông Nam Bộ và Campuchia. Các thành phố, tỉnh thành tạo nên bao gồm:

  • An Giang
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  • Cà Mau
  • Thành phố Cần Thơ
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  • Kiên Giang
  • Long An
  • Sóc Trăng
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Mỗi tỉnh thành là một viên ngọc quý có giá trị khác nhau, 63 tỉnh thành Việt Nam đã góp phần làm cho đất nước Việt Nam ta thêm tươi đẹp, trù phú và nhiều màu sắc. Việc phân chia rõ ràng địa lý một cách chi tiết, và cụ thể giúp cho quá trình đầu tư, quản lý về mặt hành chính cũng trở nên dễ dàng hơn. Top Moving hy vọng qua bài viết này các bạn đã cũng cố thêm cho mình những thông tin thật hữu ích, cũng như giải đáp được câu hỏi Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành rồi nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here